Công nghệ DNR là gì? Sự khác nhau giữa 2D-DNR và 3D-DNR

dnr-la-gi-1

Ngày nay, công nghệ phát triển và nhu cầu người dùng tăng cao khiến cho các hãng camera luôn muốn đưa những công nghệ mới nhất cho camera quan sát của mình. Và công nghệ DNR đã được ứng dụng vào giúp hình ảnh ngày càng sắc nét, chất lượng hơn. Vậy công nghệ DNR là gì? Hãy cùng tham khảo nhé.

Công nghệ DNR trong camera giám sát là gì?

DNR là viết tắt của cụm từ Digital Noise Redution (giảm nhiễu kỹ thuật số) là công nghệ giúp camera giám sát xử lý các hình ảnh bị mờ, bị nhiễu khi hệ thống camera giám sát hoạt động trong điều kiện thiếu sáng.

dnr-la-gi-1

Khi hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu, bộ khuếch đại của chế độ DNR sẽ làm tăng ánh sáng để làm rõ hình ảnh. Khi qua bộ lọc nhiễu DNR, chất lượng video sẽ được cải thiện ở hai điểm như: tăng cường độ sáng để giúp hình ảnh sáng và rõ hơn; giảm hiện tượng các hạt li ti để tăng độ mịn và độ sắc nét.

Thông thường, vi mạch hình ảnh của các camera thường bị nhiễu do các hoạt động của thành phần điện tử bên trong vi mạch, và các sản phẩm phụ từ các mạch điện liên quan khác có kết nối. Những tác động liên quan đến tiếng ồn có thể trở thành nhiễu với trạng thái tĩnh của hình ảnh video.

Công nghệ DNR hoạt động như thế nào?

Theo truyền thống, thông số DNR sử dụng chu kỳ thời gian để làm giảm nhiễu. Kỹ thuật này về cơ bản sẽ so sánh một khung hình chính với khung hình kế tiếp và loại bỏ bất kỳ thông số kỹ thuật nhỏ nào có trong mỗi khung hình mà thông số DNR xác định không phù hợp.

Ý tưởng này thực hiện bằng cách kết hợp các khung hình so sánh nội dung tổng thể các khung hình với nhiễu có từ mỗi khung hình để cho ra khung hình được giảm thiểu nhiễu nhiều nhất.

dnr-la-gi-2

Có thể nói công nghệ DNR truyền thống chỉ loại bỏ tiếng ồn và các dữ liệu không mong muốn từ phía trước mặt của một hình toàn cảnh. Điều này có nghĩa là chỉ có các đối tượng ở phía mặt trước của khung hình toàn cảnh để làm giảm nhiễu một cách trực quan nhất, còn lại bất cứ điều gì trong khung hình vẫn giữ y nguyên.

Hiện nay, trong sản xuất hệ thống camera giám sát, có hai thuật toán giảm nhiễu được áp dụng để giải quyết các vấn đề nhiễu camera chính là:

  • Công nghệ giảm nhiễu kỹ thuật số tạm thời 2D – DNR (giảm nhiễu 2D)
  • Công nghệ giảm nhiễu kỹ thuật số theo không gian 3D – DNR

Công nghệ 2D-DNR là gì?

2D – DNR (2 Dimention – Digital Noise Redution) là công nghệ giảm nhiễu tạm thời cho camera giám sát khi gặp cường độ ánh sáng yếu, camera không rõ nên bị nhiễu hạt trong quá trình khuếch đại tín hiệu video.

Công nghệ 2D – DNR áp dụng chủ yếu cho camera phân khúc tầm trung với giá thành thấp, không áp dụng được cho hình ảnh, video có độ phân giải cao từ 2k trở lên.

dnr-la-gi

Ưu điểm của công nghệ 2D – DNR

+ Công nghệ 2D – DNR hoạt động bằng cách so sánh 2 khung hình liên tiếp của video, xác định những điểm ảnh có khả năng do tín hiệu mà ra. Sau đó thuật toán sẽ tiến hành loại bỏ các điểm ảnh bị nhiễu này.

+ Thời gian xử lý nhanh, không cần camera có bộ xử lý đồ họa mạnh, giúp hạ giá thành của camera quan sát.

+ Có giá thành khá rẻ, phù hợp với nhiều nhu cầu người dùng.

Nhược điểm của 2D – DNR:

+ Đây được coi là công nghệ giảm nhiễu tạm thời, không xác định được hết các điểm nhiễu nên ảnh vẫn có bị nhiều hạt noise trong điều kiện thiếu sáng.

+ Gần như không có tác dụng khi phải sử lý ảnh độ phân giải cao, không phù hợp với camera có chất lượng fullHD trở lên.

Công nghệ 3D – DNR là gì?

3D – DNR là công nghệ giảm nhiễu không gian (3D) dựa trên việc phân tích nhiều khung hình đồng thời. Thuật toán mới trên 3D – DNR sẽ so sánh các pixel khác nhau và phát hiện ra những điểm ảnh có khả năng bị nhiễu trước khi tiến hành loại bỏ chúng.

3d-dnr-la-gi

Công nghệ giảm nhiễu 3D – DNR không chỉ so sánh nhiều khung hình liền kề mà thuật toán còn cho phép tự phán đoán những điểm ảnh bị nhiễu dựa trên ma trận điểm ảnh.

Chính vì thế công nghệ 3D – DNR cải thiện rất rõ rệt chất lượng hình ảnh, đặc biệt hữu ích cho các dòng camera phân giải cao full HD (2.0 MP), 2k (4.0 MP) và cả 4K (8 MP).

Ưu điểm của 3D – DNR:

+ Công nghệ 3D – DNR loại bỏ sự xuất hiện mờ của các hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, giúp xử lý các vật thể chuyển động mà không để lại vệt mờ chuyển động cả trong điều kiện ánh sáng yếu.

+ Thuật toán giảm nhiễu 3D – DNR giúp hình ảnh rõ và sắc nét hơn so với hình ảnh không được giảm nhiễu hoặc giảm nhiễu bằng công nghệ cũ 2D – DNR.

+ Giải quyết được bài toán giảm nhiễu cho hình ảnh chất lượng cao, phù hợp với những dòng camera cao cấp có độ phân giải từ full HD trở lên.

3d-dnr-la-gi-2

Nhược điểm của 3D – DNR:

+ Đòi hỏi bộ xử lý camera phải làm việc nhiều hơn, phân tích sâu và chi tiết hơn.

+ Camera cần có bộ vi xử lý đồ họa mạnh hơn để chạy tốt các thuật toán 3D – DNR. Điều này có thể gián tiếp tăng giá thành của camera.

+ Thường chỉ ứng dụng trên những dòng camera cao cấp, khoảng từ 2,5 triệu đồng trở lên nên không được phổ biến với nhiều người dùng.

3d-dnr-la-gi

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về công nghệ DNR trong camera giám sát qua bài viết này. Nếu có nhu cầu lắp đặt camera giám sát hãy liên hệ với Tiên Phong camera để được tư vấn miễn phí giúp bạn lựa giải pháp tối ưu nhất cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Facebook chat
Hotline: 0702.224.224