Hướng dẫn tự lắp đặt camera giám sát cho người mới

he thong camera giam sat 11

Lắp camera giám sát không quá khó, tuy nhiên để hệ thống camera hoạt động trơn tru, ổn định lại không đơn giản. Bài viết này Tiên Phong sẽ hướng dẫn cách lắp camera cơ bản để bạn có thể tự thi công tại nhà, cùng theo dõi nhé.

Hệ thống camera là gì?

Trước khi lắp đặt hệ thống camera giám sát Hải Phòng bạn nên tìm hiểu một hệ thống camera cơ bản sẽ gồm những thành phần gì để có sự chuẩn bị tốt nhất.

he thong camera giam sat 11

Một hệ thống camera gồm những thành phần chính sau:

  • Camera giám sát: Để đặt lại các vị trí, khu vực cần quan sát an ninh
  • Đầu ghi hình: Có nhiệm vụ xử lý dữ liệu hình ảnh để có thể xem trực tiếp và xem online camera
  • Ổ cứng: Để lưu trữ dữ liệu hình ảnh, âm thanh (nếu có) của camera để có thể xem lại lúc cần thiết.
  • Thẻ nhớ: Cũng có chức năng lưu trữ dữ liệu giống ổ cứng, chỉ dùng cho camera wifi.
  • Hệ thống dây tín hiệu, dây nguồn: Kết nối tín hiệu từ camera về đầu ghi hình, dây nguồn dùng để cấp nguồn 12V cho camera.
  • Jack BNC: Là jack tín hiệu kết nối của dây đồng trục
  • Màn hình: Dùng để xem trực tiếp hoặc xem lại camera

Đây là những thành phần cơ bản của một hệ thống camera giám sát. Tuy nhiên để xem được camera online thì cần kết nối hệ thống với mạng Internet thông qua một thiết bị gọi là bộ router (bộ định tuyến). Router là thiết bị cung cấp mạng internet mà nhà mạng cung cấp, có 2 loại là router thường (không có wifi) và router có wifi (thường có ăng-ten).

Sơ đồ kết nối hệ thống camera giám sát cơ bản:

Để có thể tự thiết kế, lắp đặt hệ thống camera tại nhà bạn cần tìm hiểu kỹ sơ đồ kết nối của hệ thống camera có dây như sau:
so do lap dat camera cho truong man non 2

Những yêu cầu cần đảm bảo của hệ thống camera:

Các thiết bị trong hệ thống tương thích về mặt kỹ thuật: Để hệ thống có thể hoạt động ổn định thì các thành phần phải tương thích với nhau. Ví dụ nếu lắp camera có chất lượng fullHD thì cần sử dụng đầu ghi hình tương ứng để đem đến chất lượng đúng với camera đã ghi được, muốn lắp camera có âm thanh thì cần sử dụng đầu ghi hình có kết nối âm thanh…

Phải đồng bộ chuẩn kết nối giữa các thiết bị: Ví dụ camera analog thì cần phải sử dụng đầu ghi hình analog (DVR), camera IP sử dụng đầu ghi hình IP (NVR).

Phương án thi công tối ưu: Cần phải khảo sát vị trí lắp đặt, phương án đi dây cụ thể trước khi thi công lắp đặt camera giám sát.

Lựa chọn camera giám sát tối ưu về giá thành: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế để có thể lựa chọn những thiết bị trong hệ thống một cách phù hợp, tối ưu về kinh tế nhất.

Những điều bạn cần biết khi tự lắp đặt camera giám sát tại nhà:

Lắp camera giám sát không đơn thuần là việc thi công lắp và cài đặt camera. Tùy từng mục đích, đối tượng sử dụng (gia đình, văn phòng, cơ quan xí nghiệp, nhà xưởng, kho bãi…) mà việc thi công lắp đặt sẽ thay đổi theo từng phương án thiết kế thi công camera rất khác nhau.

Trừ khi bạn chỉ cần lắp đặt 1, 2 camera wifi không dây không cần đầu ghi hình, không cần set up hệ thống thì sẽ đơn giản hơn. Còn lắp hệ thống camera có dây sẽ phức tạp và cần những công đoạn sau:

Khảo sát, lựa chon thiết bị: khảo sát vị trí lắp đặt để lựa chọn camera, đầu ghi, ổ cứng phù hợp với nhu cầu quan sát của mình.

Thiết kế phương án đi dây: Nên chọn bộ camera không dây hay camera có dây, đi dây nổi hay âm tường, vị trí đặt đầu thu ở đâu, vị trí khoảng cách chiều dài kéo dây có phù hợp hay không…

Thi công lắp đặt hệ thống: Nếu như bước 1 & 2 được chuẩn bị tốt thì bước lắp đặt hệ thống camera sẽ trơn tru hơn. Ngược lại nếu không chuẩn bị kỹ thì sẽ không phát huy được hết công dụng của nó.

Hướng dẫn cách tự lắp đặt hệ thống camera có dây:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị chính:

Camera: chọn dòng camera phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng kinh tế của mình. Chọn đúng loại camera, tiêu cự, góc quay, hồng ngoại…

Đầu ghi: Chọn đầu ghi đúng loại với camera, đủ số kênh tương ứng với số mắt camera giám sát.

Ổ cứng: Tùy vào nhu cầu lưu trữ để chọn ổ cứng phù hợp, nên chọn dòng ổ cứng chuyên dụng cho camera có khả năng đọc, ghi liên tục, tham khảo bài viết “” để lựa chọn ổ cứng phù hợp nhé.

Màn hình TV: Nên chọn màn hình TV có công HDMI vì hầu hết các đầu ghi đời mới hỗ trợ kết nối HDMI và kết nối này sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn khi kết nối qua cổng AV, VGA.

Bước 2: Chuẩn bị các vật tư phụ:

nguon 12v 2a 2

Nguồn camera: Nên dùng nguồn 12V 2A chuyên dụng cho camera giám sát để cho hiệu quả tốt nhất:

Dây nguồn, dây tín hiệu: Sử dụng dây cáp đồng trục kèm dây nguồn, tùy thuộc vào vị trí khoảng cách đã khảo sát từ đầu để chuẩn bị phù hợp.

Jack BNC: Mỗi camera Analog sẽ cần 2 jack BNC, một đầu được cắm vào camera, một đầu cắm vào đầu ghi để thu hình ảnh.

Dây lạt nhựa: Để cố định hoặc bó chặt các đoạn dây nguồn, dây tín hiệu lại với nhau cho chắc chắn.

Băng dính, ốc vít, nẹp điện, băng dính 2 mặt.

1 đoạn dây mạng để kết nối từ đầu ghi hình đến router

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề:

Kìm bấm cáp: Dùng để bấm đầu Jack BNC

Kìm cắt: Để cắt dây, tuốt dây điện

Máy khoan, mũi khoan: tùy vào địa hình mà có sự chuẩn bị phù hợp

Thang: Hỗ trợ việc đi dây trên cao.

Cách lắp đặt camera vào đúng các vị trí cần theo dõi

Hướng dẫn chọn vị trí & cách lắp đặt camera:

Ngoài chất lượng camera thì việc chọn đúng vị trí & cách lắp camera có ý nghĩa khá quan trọng. Ở phần này chúng tôi xin chỉ ra một số mẹo nhỏ giúp bạn chọn một vị trí đặt camera tốt như sau:

Vị trí cần bao quát: vị trí đặt camera cần có góc nhìn rộng, cao và thông thoáng, không bị khuất tầm nhìn. Độ cao nên từ 2,5m – 3,5m là vừa chừng.

Bán kính: với các camera phân khúc tầm trung thì khoảng tối đa từ camera đến đối tượng cần theo dõi nên ở khoảng 10m trở lại, nhằm giúp việc giám sát và truy xuất lại hình ảnh được rõ nét hơn. Đặc biệt lưu ý đến tầm xa hồng ngoại để chọn khoảng cách hồng ngoại phù hợp khi trời tối.

Tránh ngược sáng: dù camera bạn có độ nét cỡ nào thì khi đặt ở vị trí ngược sáng thì hình ảnh luôn bị tối, mờ và không rõ nét. Tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa việc hướng camera về vị trí bị ngược nắng.

  • Tránh đặt camera trong góc quá tối nhìn ra ánh sáng quá mạnh và ngược lại (một số trường hợp đèn hồng ngoại sẽ bật lên vì nhầm tưởng là ban đêm).
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt hoặc nước mưa (dù bạn đang chọn loại camera ngoài trời với tiêu chuẩn chống bụi & nước IP67).
  • Nên đặt dưới các góc có mái che. Hoặc nếu phải đặt trực tiếp ngoài trời thì bạn nên chọn mua hộp che camera ngoài trời để bảo quản camera được tốt hơn.

Cách lắp và cố định vị trí camera

Đầu tiên, các bạn sẽ tiến hành tháo rời các bộ phận bên trong camera trước khi tiến hành cố định lên trần nhà hoặc lên tường nhà.

Để làm điều này, các bạn cần hiểu qua kết cấu một số loại camera thông dụng để biết cách tháo & lắp ráp phần vỏ camera.

Có 02 loại camera cơ bản:

  • Camera dome: còn gọi là camera dạng cầu, thường dùng ở trong nhà.
  • Camera bullet: còn gọi là camera dạng thân, thường dùng ở ngoài trời.

Hướng dẫn tự lắp camera dome:

Camera dome thông thường được cấu tạo từ 04 phần cơ bản như sau:

ban camera Hai Phong3 4

Vòng chân đế (mounting base): đế camera, phần sau cùng của camera, dùng để cố định vào tường thông qua 03 lỗ ốc vít (đôi khi sẽ là 4 lỗ ốc vít).

Vòng trang trí (trim ring): có chức năng để trang trí, để che khuất khu vực bắt ốc vít (che vòng chân đế). Tuỳ từng loại camera khác nhau mà vòng trang trí có thể thiết kế rời hoặc dính chung với vỏ che camera.

Vỏ che camera (enclosure): phần vỏ che để bảo vệ thân camera bên trong, tránh thân camera va chạm trực tiếp, bảo vệ chống bụi cho các khu vực mạch điện bên trong thân camera.

Thân camera (camera’s main body): bộ phận chính chứ thấu kính quang học và các chip xử lý của camera. Đây là phần quan trọng nhất của camera.

Mục đích chúng ta cần tách được vòng chân đế riêng ra để gắn vòng chân đế camera lên tường thông qua 3 lỗ ốc vít bên trong.

Cách tháo vòng chân đế (remove mounting base) camera dome để gắn lên trần nhà

Để làm điều này, các bạn sẽ dùng cây cờ-lê lục giác (thường đi kèm với camera hoặc bạn ra tiệm đồ nghề mua thêm) hoặc vít ba-ke để tháo  3 con “ốc liên kết”. “Ốc liên kết” khi tháo rời thì vòng chân đế và thân camera sẽ tách rời ra.

Sau khi đã tháo rời vòng chân đế (mounting base), giờ bạn sẽ dùng chính vòng chân đế áp lên tường để lấy dấu và khoan lỗ. Bạn nên dùng bút lông dầu để lấy dấu chính xác, sau đó tuỳ vào vật liệu trần nhà loại gì mà bạn sẽ quyết định có khoan tường hay không nhé.

Nếu là trần thạch cao thì bạn có thể bỏ qua bước này mà có thể gắn vòng chân đế trực tiếp lên trần luôn nhé. Thông thường trong hộp camera nhà sản xuất đã cho bạn 03 chiếc ốc vít kèm sẵn trong đó.

Bước tiếp theo sau khi lấy dấu (hoặc khoan tường & bắt tắc kê), bạn chỉ cần vặn 3 vít để cố định vòng chân đế camera lên trần nhà.

Hướng dẫn lắp camera bullet:

Về mặt kết cấu camera bullet cũng tương tự như camera dome nhưng đơn giản hơn, cụ thể camera thân (bullet) gồm 02 bộ phận chính như sau:

camera giam sat qua dien thoai loai nao tot 3

Vòng chân đế (mounting base): dùng để bắt lên tường hoặc lên trần.

Thân camera (ctv camera’s main body): có cấu tạo nguyên khối, không thể tháo rời thêm được nữa.

Tuy nhiên với camera bullet có vòng chân đế nên việc gắn lên khá dễ. Bạn có thể lấy dấu và bắt vít ngay mà không cần mất công tháo ráp. Hãy xem tiếp phần hướng dẫn lắp đặt camera bullet ngay bên dưới.

Để gắn camera bullet cố định lên tường / trần nhà thì việc đầu tiên bạn cần duỗi thẳng toàn bộ camera (duỗi toàn bộ phần chân và phần thân thành 1 đường thẳng).

Sau đó bạn áp vòng chân đế camera lên trần và dùng bút lông dầu để lấy dấu 3 lỗ như hình bên dưới. Tùy vào trần nhà là loại gì mà bạn sẽ quyết định có khoan tường và bắt tắc kê hay không nhé. Nếu trần thạch cao thì chỉ cần bắt vít trực tiếp mà không cần khoan lỗ.

Bước cuối cùng, bạn dùng 3 vít vặn cố định phần chân đế camera bullet lên trần / tường là xong.

Hướng dẫn lắp đầu thu camera:

Chọn vị trí hợp lý để cố định đầu ghi

Quan trọng bạn nên chọn vị trí đặt đầu ghi ở những nơi thoáng mát (tránh quá nhiệt) và an toàn, tránh bị người khác lấy mất. Ngoài ra nên chọn vị trí đầu ghi đặt gần khu vực gắn màn hình LCD theo dõi (nếu có) để dễ đi dây HDMI nối từ đầu ghi về màn hình LCD theo dõi. Độ dài dây HDMI thông dụng trên thị trường khoảng 2,5m.

Đầu ghi là nơi hội tụ rất nhiều dây tín hiệu từ camera kết nối về. Vì vậy nên chọn vị trí đặt đầu ghi sao cho dễ kéo cáp, dễ thao tác về sau. Tuyệt đối không nên chọn khu vực có dây điện chằng chịt, leo cao… Dẫn đến nguy cơ rủi ro điện giật khi bạn thao tác bấm đầu dây cáp, hoặc khi kiểm tra, sửa chữa đầu ghi về sau.

Cách lắp ổ cứng HDD vào đầu ghi

dau ghi khong nhan o cung 1

Bạn mở nắp đậy đầu ghi camera và bắt ổ cứng cố định vào trong camera. Kết nối 02 cáp SATA (cáp tín hiệu) và cáp nguồn cho ổ cứng (xem hình).

Gắn ổ cứng HDD vào đầu ghi. Kết nối cáp tín hiệu Sata & cáp nguồn

Cố định đầu ghi camera lên tường

Tùy vào địa thế và ý thích của mình bạn có thể đặt đầu ghi ở vị trí nào thuận tiện cũng được. Có thể đặt trên đầu tủ, góc nhà hoặc phía trên trần thạch cao… miễn sao đó là nơi thông thoáng, không nên gần các khu vực nhiều dây điện, vật liệu dễ cháy nổ vì đầu ghi sẽ phát nhiệt trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên nếu muốn gọn gàng hơn, bạn có thể tham khảo 03 cách lắp đầu ghi cố định lên tường như sau:

Cách 1: Cố định trực tiếp đầu ghi camera áp sát tường

Cách 2: Cách lắp đầu ghi trên kệ nhỏ với 02 pát ê-ke

Cách 3: Trang bị tủ đựng đầu ghi có nắp đậy

Sau khi ổn định vị trí đầu ghi, bạn nhớ gắn con chuột (Mouse) vào cổng USB của đầu ghi để lát nữa sẽ cài đặt đầu ghi.

Sau khi lắp đặt đầu ghi hình và kết nối với các camera qua dây tín hiệu thì bạn chỉ cần kết nối đầu ghi hình với màn hình máy tính hoặc ti vi theo cổng HDMI hay VGA là có thể xem được rồi.

Tiên Phong chúc bạn thành công, nếu cần giúp đỡ hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu lắp camera Hải Phòng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Facebook chat
Hotline: 0702.224.224