Trong ngành camera giám sát hiện hiện nay, dù ra đời sau camera Analog thì camera IP ngày càng được ưa chuộng và nhiều nguồn tin cho rằng camera IP sẽ soán ngôi của camera Analog. Vậy sự thật có phải như vậy? Nên lắp camera IP hay Analog? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trước khi trả lời câu hỏi nên lắp đặt camera IP hay camera Analog thì cùng tìm hiểu chi tiết về 2 dòng camera này.
Camera IP là gì?
IP là viết tắt của Internet Protocol (giống như địa chỉ IP), có thể hiểu là nếu bạn nhìn thấy một camera IP thì địa chỉ IP của mỗi máy camera là duy nhất.
Phần lớn các camera IP đều có máy chủ web (web server) riêng trên mỗi camera, có nghĩa rằng bạn có thể cắm vào modem mạng và xem từ mạng Internet hoặc phần mềm xem camera online chuyên dụng trên điện thoại hoặc máy tính.
Camera IP là dòng camera quan sát hiện đại nhất hiện nay sử dụng giao thức Internet để truyền hình ảnh. Hình ảnh camera thu được sẽ được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối internet về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu như Hệ thống NAS, hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP. Vì thế camera IP diễn đạt hình quan sát qua máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng …. Mà không cần các thiết bị trung gian.
Camera IP được chia làm 2 loại là camera IP có dây và camera IP không dây wifi cho phép bạn quan sát được cả ngày và đêm đồng thời từ mạng LAN hoặc bất kỳ đâu có mạng Internet. Nhờ việc được tích hợp sẵn các tên miền cho phép xem từ xa bên trong cùng nhiều mức bảo mật khác nhau nên các thiết bị này cho phép thiết lập cấu hình từ xa qua giao diện web, rất thuận tiện cho người quản lý.
Camera Analog là gì?
Camera Analog là dòng camera quan sát với cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý và có thể xem được trên màn hình quan sát. Tuy nhiên trước khi có thể truyền tải hình ảnh thì nó cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại Analog và truyển tải về một thiết bị Analog chẳng hạn như màn hình hay thiết bị lưu trữ như ổ cứng, đầu ghi hình.
Camera Analog là dòng camera sử dụng dây cáp đồng trục để truyền tín hiệu và được chạy cùng với một dây điện để câp nguồn cho camera. Đầu ghi hình có chức năng chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu số sau đó nén lại và tự động lưu vào ổ cứng để xem lại khi cần. Tùy vào dung lượng ổ cứng mà có thể lưu được nhiều hay ít.
Nên chọn lắp đặt camera IP hay camera Analog:
Về chất lượng hình ảnh:
Camera IP:
Camera IP có ưu điểm thu được hình ảnh sắc nét với chất lượng cao, thường thì độ phân giải của camera IP sẽ lớn hơn camera Analog. Tuy nhiên trong điều kiện ánh sáng yếu thì chất lượng hình ảnh cũng có thể bị hạn chế.
Chất lượng hình ảnh của camera IP có thể bị ảnh hưởng của băng thông mạng. Người dùng sẽ cần phải lựa chọn cân bằng giữa chất lượng hình ảnh và băng thông, nếu băng thông mạng thấp thì cần phải giảm chất lượng hình ảnh.
Đối với hệ thống camera IP, hình ảnh được nén trước khi truyền về trung tâm nên có thể xảy ra độ trễ. Bạn có thể xem trực tuyến camera từ xa nhưng nếu xem ở chất lượng hình ảnh cao có thể không đảm bảo thời gian thực.
Camera Analog:
Với cảm biến CCD, camera Analog có thể xử lý tốt chất lượng hình ảnh ở nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. Tuy nhiên, camera Analog không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn NTSC/PAL (Chuẩn hỗ trợ 25 – 30 khung hình trên giây, 525 – 625 dòng quét/khung hình).
Do sử dụng tín hiệu tương tự nên tín hiệu hình ảnh truyển tải nhanh và hầu như không có độ trễ nếu xem trực tuyến.
Đường truyền tín hiệu:
Camera IP:
Với việc sử dụng dây mạng để truyền tín hiệu và có thể dùng Switch kết nối được xem là điểm mạnh của camera IP. Hệ thống camera IP cho phép bạn nâng cấp thêm camera vô cùng dễ dàng chỉ cần đảm bảo băng thông của mình đủ để hệ thống hoạt động.
Bên cạnh đó, camera IP có thể cho phép làm việc với các mạng không dây. Để làm được điều này thì cấu hình camera ban đầu cần phải được thực hiện qua các bộ định tuyến, sau đó camera có thể sử dụng mạng không dây.
Nhiều dòng camera IP đời mới hiện nay được sử dụng công nghệ PoE cho phép cấp nguồn và tín hiệu qua 1 đường truyền cáp mạng giúp tối ưu hệ thống, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí của nguồn thiết bị.
Camera Analog:
Camera Analog sử dụng cáp đồng trục để truyền tín hiệu nên sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì về mạng hoặc rủi ro truyền tải. Băng thông của camera Analog hầu như không giới hạn. Việc sử dụng cáp đồng trục để truyền tín hiệu nên hình ảnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề bên ngoài hệ thống giám sát.
Bảo mật của 2 dòng camera:
Camera IP:
Đối với hệ thống camera IP, dữ liệu được mã hóa và khó biết được nội dung nếu bị đánh cắp. Tuy nhiên chính các thiết bị mạng trong hệ thống viễn thông bao gồm camera giám sát lại có thể là đối tượng cho các phần mềm độc hại tấn công.
Camera Analog:
Nếu xét về tín hiệu đường truyền thì camera Analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc xem trộm bởi bất cứ ai có thể truy cập vào cơ sở hạ tầng của hệ thống.
Tuy nhiên, do có thể hoạt động độc lập mà không cần phụ thuộc vào hệ thống mạng nên camera Analog dường như có thể miễn dịch với virus và các phần mềm độc hại. Để hack được hệ thống camera Analog sẽ không có cách nào ngoài việc tiếp xúc vật lý với các thiết bị trong hệ thống.
Chi phí lắp đặt:
Do là sản phẩm công nghệ mới được tích hợp nhiều tính năng hiện đại nên hệ thống camera IP sẽ có giá thành cao hơn khá nhiều hệ thống camera Analog. Thông thường hệ thống camera IP sẽ phù hợp với những công trình lớn, số mắt camera nhiều và cần nâng cấp, lắp thêm trong thời gian dài.
Camera Analog có chi phí lắp đặt rẻ hơn camera IP, tuy nhiên không vì thế mà chất lượng camera Analog không tốt. Nếu bạn chỉ lắp đặt hệ thống nhỏ thì camera Analog vẫn là lựa chọn tối ưu hơn bởi tính ổn định và giá cả phải chăng.
Sửa chữa và bảo trì:
Camera IP:
Camera IP rất dễ lắp đặt, không cần nhiều dây dợ loằng ngoằng, với việc các hệ thống có thể nối với nhau qua các Switch nên việc sửa chữa cũng như phát hiện lỗi sẽ dễ dàng.
Camera Analog:
Hệ thống camera Analog vẫn được lắp đặt theo phương thức truyền thống tức là mỗi camera sẽ gồm một dây nguồn và dây tín hiệu, tất cả dây tín hiệu sẽ được truyền về đầu ghi hình nên hệ thống dây khá lớn đối với những hệ thống nhiều mắt camera.
Chính vì thế, khi camera Analog bị lỗi hay hỏng cũng có nhiều nguyên nhân và phát hiện lỗi sẽ khó hơn hệ thống camera IP và để sửa chữa được thì cần có chuyên môn nhất định.
Mỗi dòng camera sẽ có những ưu điểm riêng để phù hợp với từng giải pháp camera giám sát. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 dòng camera và có thể có lựa chọn phù hợp với mình.