Trong thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ lộ clip từ camera giám sát của một số người nổi tiếng, đặc biệt là phụ nữ khiến nhiều người hoang mang không biết hệ thống camera của mình có an toàn không. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm dưới đây xem hệ thống camera của bạn có mắc phải không nhé.
Nguyên nhân camera bị hack:
Thực sự thì để hack được hệ thống camera giám sát không phải chuyện dễ nên nếu có trường hợp bị hack camera thì một là người có tài khoản camera của bạn hoặc là người cực kỳ am hiểu kiến thức về thiết bị an ninh mạng mới có thể làm được.
Bên cạnh đó có một vài nguyên nhân chủ quan khiến hệ thống camera của bạn có thể dễ hack hơn như:
Để mật khẩu mặc định: Thường những camera có cùng thương hiệu thì ban đầu sẽ có mật khẩu truy cập mặc định giống nhau, bạn nên thay mật khẩu của camera, đầu ghi hình ngay khi lắp đặt để tránh kẻ gian truy cập trái phép.
Sử dụng camera giá rẻ: Đối với những dòng camera giá rẻ thì nhà sản xuất thường chỉ quan tâm đến sử dụng linh kiện giá rẻ để giảm giá thành sản phẩm mà không quan tâm đến những lỗ hổng bảo mật khiến cho camera có thể dễ dàng bị hack.
Tạo mật khẩu quá đơn giản: Ngoài việc để mật khẩu mặc định thì việc để mật khẩu quá đơn giản như các dãy số liên tiếp, ngày sinh… cũng có thể khiến kẻ gian dễ dàng truy cập trái phép hệ thống của bạn.
Không cập nhật phiên bản phần mềm cho thiết bị: Mỗi lần cập nhật là một lần vá lỗi sẽ giúp cho chức năng bảo mật của hệ thống tốt hơn, tuy nhiên nếu bạn không cập nhật phần mềm thì những lỗ hổng cũ sẽ có thể bị khai thác.
Chính vì thế, để hệ thống camera giám sát tránh khỏi việc bị hacker xâm nhập thì bạn nên đổi mật khẩu thường xuyên cho hệ thống camera, cập nhật phiên bản phầm mềm mới nhất và đặc biệt hãy sử dụng những dòng camera chính hãng chất lượng cao để có thể sử dụng tốt nhất.
Những dấu hiệu cho thấy camera đã bị hack:
Tiếng động bất thường phát ra từ camera, đầu ghi hình:
Một trong những dấu hiệu dễ nhận ra cho thấy rằng camera đã bị xâm nhập là việc có những tiếng động bất thường hay giọng nói lạ phát ra từ camera (đối với camera có thu tiếng) hoặc đầu ghi hình camera.
Tin tặc hay tội phạm mạng có thể đang xem và ghi lại hoạt động của bạn, và họ có thể bất cận để lọt âm thanh qua camera có tính năng đàm thoại 2 chiều.
Góc quan sát của camera bị thay đổi:
Đối với những dòng camera không dây có khả năng quay quét thì góc camera có thể điều khiển bằng phần mềm. Nếu bạn cảm thấy chúng tự xoay vào những khu vực trong nhà mà bạn không thiết lập thì rất có thể hacker đang điều khiển camera và thu thập thông tin trong ngôi nhà của bạn.
Đèn LED trên camera nhấp nháy:
Nếu bạn sử dụng 1 hoặc 2 camera không dây hoặc những dòng camera có đèn LED báo hiệu thì hãy thường xuyên kiểm tra chúng. Bất cứ khi nào bạn thấy đền LED nhấp nháy thì ngoài việc camera có thể gặp trục trặc về tín hiệu thì rất có thể tin tặc đang cố gắng truy cập vào hệ thống của bạn.
Đèn LED trên camera có chức năng thông báo tình trạng camera (đang hoạt động, cài đặt, thay đổi dữ liệu, cập nhật phần mềm…) Chính vì thế nếu có sự tác động thì đèn báo sẽ nhấp nháy, bạn có thể để ý đến những tình huống này để nhận biết camera có bị hack hay không.
Các cài đặt thiết lập của camera bị thay đổi:
Hãy thường xuyên kiểm tra các cài đặt bảo mật của camera nhà bạn. Nếu bạn thấy chế độ báo động hoặc có thể vài thông số khác bị thay đổi thì rất có thể đã bị tin tặc truy cập vào hệ thống và đổi thông tin.
Camera tự bật lên sau khi tắt:
Dù bạn đã tắt hoàn toàn hệ thống camera giám sát của mình rồi mà một trong số những camera đó lại được bật lên và sáng đèn LED thì điều này đã khẳng dịnh rằng hệ thống camera của bạn đã bị truy cập trái phép.
Không truy cập được camera dù đúng mật khẩu:
Nếu một ngày mà bạn thoát tài khoản camera khỏi phần mềm mà không truy cập lại được dù nhập đúng những thông tin đã đăng ký và mật khẩu thì chứng tỏ hacker đã đổi mật khẩu camera của bạn, ngăn bạn không thể truy cập hệ thống camera của mình.
Lưu lượng dữ liệu di động hay lưu lượng truy cập mạng thay đổi bất thường:
Có một cách có thể kiểm tra xem hệ thống camera an ninh nhà bạn có an toàn hay không là hãy theo dõi lưu lượng truy cập internet của hệ thống mạng mà camera an ninh đang sử dụng.
Nếu xuất hiện một lượng truy cập bất thường hoặc lưu lượng tăng đột ngột thì có nghĩa là hacker đang xâm nhập vào hệ thống camera của bạn và chúng đang cố tuồn dữ liệu camera bên ngoài.
Những điều nên làm khi phát hiện camera bị hack:
Khi bạn nghi ngờ hệ thống camera nhà mình bị hack thì có thể làm theo một số bước sau:
+ Ngay lập tức truy cập vào hệ thống quản trị và thay đổi mật khẩu
+ Tiếp theo hãy ngắt kết nối mạng với hệ thống camera trong vài phút
+ Tiếp theo hãy cập nhật lên phiên bản phần mềm camera mới nhất
+ Nhờ kỹ thuật viên kiểm tra xem nguyên nhân bị hack ở đâu để có hướng giải quyết triệt để nhất.
Với những thông tin chia sẻ trên Tiên Phong camera hy vọng bạn có thể hiểu hơn về hệ thống camera của mình giúp bạn bảo vệ hệ thống camera, tránh được những rủi ro không đáng có. Nếu có nhu cầu lắp đặt camera hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giúp bạn có được giải pháp tối ưu nhất nhé.