Bộ lưu điện (UPS) là một trong những hệ thống thiết bị lắp đặt để giúp khắc phục những sự cố về đường điện và bảo vệ các thiết bị điện trong trường hợp mất điện đột ngột đặc biệt là các thiết bị điện tử, camera giám sát. Tuy nhiên lắp đặt bộ lưu điện cũng cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau để có thể hoạt động tốt nhất.
Vị trí đặt UPS:
UPS phải được đặt ở một nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh những nơi có nhiệt độ và độ ẩm quá cao, tránh môi trường bụi bẩn và nhiều hóa chất.
Vị trí đặt UPS cần bằng phẳng, tránh đặt UPS bị nghiêng
Không được bọc kín UPS để không khí có thể lưu thông và giúp làm mát UPS khi sử dụng.
Không để vật dụng không cần thiết trên UPS, khoảng cách từ UPS đến các vật dụng khác phải đảm bảo từ 30 – 50cm để cho UPS tỏa nhiệt.
Lưu ý khi bật UPS:
Bật UPS theo chế độ sử dụng nguồn điện:
+ Ngay khi được nối với nguồn điện, việc đặt UPS làm việc theo chế độ bypass hay không là nhờ phần mềm Winpower. Đối với model từ 6KVA trở lên thì chế độ bypass được cài đặt sẵn, do đó người dùng rất dễ quên việc bật UPS và khi có sự cố điện thì thiết bị sẽ bị ngắt đột ngột.
+ Ấn và giữ nút “Power on” trong khoảng 1 giây để bật UPS
+ Khi được kích hoạt, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra với các đèn báo (từ 1 – 6) ở mặt trước được bật lên và sau đó từng đèn một tắt đi theo trình tự từ dưới lên. Vài giây sau đèn báo bộ chuyển đổi được bật lên, UPS đang hoạt động theo chế độ sử dụng điện nguồn. Nếu nguồn điện không ổn định, UPS sẽ hoạt động theo chế độ ắc quy.
Bật UPS theo chế độ ắc quy (không nối với nguồn điện)
+ Không cung cấp nguồn điện, giữ nút Power On trong 3 giây để bật UPS
+ Trong quá trình bật điện, UPS hoạt động giống như khi được kết nối với nguồn điện chỉ ngoài việc đèn báo điện nguồn không bật sáng và thay vào đó đèn báo ắc quy bật sáng.
Lưu ý khi tắt UPS:
Tắt UPS với chế độ điện nguồn:
+ Ấn và giữ nút Power Off liên tục trong hơn 3 giây để tắt UPS và bộ chuyển đổi cũng được tắt ngay lập tức.
+ Khi đang được tắt, UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra, tất cả các đèn báo từ 1 – 6 sẽ sáng lên và sau đó tắt dần từng cái một theo thứ tự từ dưới lên.
+ Sau khi hoàn thành các bước trên để tắt UPS, ổ cắm đầu ra của UPS vẫn có dòng điện. Để ngắt dòng điện đầu ra của UPS, chỉ cần ngắt nguồn cung cấp điện và UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra. Cuối cùng không còn bóng đèn nào sáng ở cả mặt trước và các ổ cắm đầu ra của UPS thì không còn điện áp nữa.
Lưu ý khi xả và nạp ắc quy:
– Ở môi trường có điều hòa nhiệt độ (200C – 250C), khoảng 6 tháng nên để UPS hoạt động ở chế độ ắc quy một lần. Ở những nơi không có điều hòa nhiệt độ (> 300C) khoảng 3 tháng nên để UPS hoạt động ở chế độ ắc quy một lần để UPS tự xả cho đến khi còn khoảng 50% dung lượng ắc quy. Thực hiện việc này bằng cách rút ổ cắm điện của UPS ra khỏi điện lưới. Sau đó cắm điện trở lại cho UPS sạc lại với thời gian sạc lại ít nhất 8 giờ.
– Nhà sản xuất khuyến cáo UPS đang được sử dụng cũng như đang lưu kho đều phải tuân thủ quy trình bảo dưỡng nêu trên để không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy.
Làm thế nào để bảo vệ Acquy?
– Khi điện lưới mất không nên để UPS sạc ắc quy quá sâu (xả cạn kiệt ắc quy), đặc biệt đối với tải quá nhỏ (<15% công suất của UPS). Việc ắc quy xả quá sâu sẽ là một trong những nguyên nhân gây hư hỏng ắc quy, đây là tỷ lệ hư hỏng đứng thứ 2 sau ảnh hưởng của nhiệt độ.
– Nếu UPS lưu kho hoặc không sử dụng 3 tháng trở lên, thì phải cắm điện lưới cho UPS hoạt động để tự sạc với thời gian sạc lại ít nhất 8 giờ.
Lưu ý về tải sử dụng:
– Sử dụng đúng loại tải và đúng với công suất an toàn của UPS. Tốt nhất nên sử dụng tải ≤ 70% công suất của UPS.
– Thiết bị tải chỉ được sử dụng sau khi UPS đã hoạt động ổn định.
Với những chia sẻ trên Tiên Phong hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ lưu điện UPS và giúp bộ lưu điện hoạt động tốt nhất.